Đầu tiên, tôi xin trình bày sơ lược về kích thước, tuổi thọ, cũng như cách phân biệt cá trống và cá mái.
Về kích thước của cá, khi chúng ta nuôi chúng trong bể kính thì kích thước chỉ khiêm tốn và khoảng 25cm là dài nhất, khi được đưa ra môi trường bên ngoài, hoặc nuôi trong những bể xi măng rộng lớn thì kích thước của cá chép Koi có thể đạt đến mức 80cm. Về tuổi thọ, như đã nói ở bài trước, cá trưởng thành có thể sống đến 50 năm, và cá trống thường sống thọ hơn cá mái. Cuối cùng, để phân biệt cá trống và cá mái thì cá trống thường có thân hình thon và dài, hai vây ngực và nắp mang có nhiều nốt sần màu trắng, có thể nhận thấy rõ ràng,trong khi cá mái có thân hình tròn và nở to nhiều ở phần bụng.
Cá chép Koi mái có thân hình tròn và vòng bụng to |
Trứng của cá Koi là trứng dính, nên sau khi đẻ trứng thường dính vào cá giá thể, người ta thường dùng lá lục bình hay vải lưới cắt thành từng mảng thả vào. Nếu bể rộng, nhiều giá thể, cá vận động nhiều thì sẽ đẻ được nhiều trứng, và cá trứng dính ít lại với nhau, ngược lại thì trứng cá sẽ dễ bị hư.
Sau khi cá cái đẻ xong, cá đực bơi theo sau và thụ tinh lên trứng. Sau 40-50 giờ thì trứng nở thành cá bột. Do thời gian nở rất lâu nên nếu nước trong bể ấp không sạch( chứa nhiều vi khuẩn bám trên giá thể, nước chưa được xử lý...) hoặc do nhiệt độ nước thay đổi không phù hợp thì các trứng không được thụ tinh sẽ bị hư thối, có thể lây lan đến các trứng tốt. Sau khi tiêu thụ hết noãn hoàn thì cá 2 ngày tuổi có thể ăn được những thức ăn nhỏ và mịn.
Cá chép Koi bột sau 2 ngày tuổi có thể ăn được thức ăn |
Trên đây là một số kiến thức tìm hiểu được qua sách vở, tài liệu trên Internet. Trên thực tế, chỉ có những nghệ nhân nuôi cá chép, các chuyên gia mới có thể ép cho cá chép Koi sinh sản một cách tự nhiên được. Chúc các bạn thành công trong việc cho cá chép Koi sinh sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét