Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Cá chép Koi : tập tính sinh sản và sinh trưởng.

Ở bài đăng hôm nay, tôi xin phép được chia sẽ một số kiến thức của cá nhân về tập tính sinh sản cũng như về sự sinh trưởng của cá chép Koi.
Đầu tiên, tôi xin trình bày sơ lược về kích thước, tuổi thọ, cũng như cách phân biệt cá trống và cá mái.
Về kích thước của cá, khi chúng ta nuôi chúng trong bể kính thì kích thước chỉ khiêm tốn và khoảng 25cm là dài nhất, khi được đưa ra môi trường bên ngoài, hoặc nuôi trong những bể xi măng rộng lớn thì kích thước của cá chép Koi có thể đạt đến mức 80cm. Về tuổi thọ, như đã nói ở bài trước, cá trưởng thành có thể sống đến 50 năm, và cá trống thường sống thọ hơn cá mái. Cuối cùng, để phân biệt cá trống và cá mái thì cá trống thường có thân hình thon và dài, hai vây ngực và nắp mang có nhiều nốt sần màu trắng, có thể nhận thấy rõ ràng,trong khi cá mái có thân hình tròn và nở to nhiều ở phần bụng.
Ca-chep-mai-co-than-hinh-tron-va-bung-to
Cá chép Koi mái có thân hình tròn và vòng bụng to
Về tập tính sinh sản: Cá chép Koi có thể đẻ trong môi trường nhân tạo trong khoảng 1 năm tuổi. Cá thường được chuyên gia cho đẻ theo nhóm với sự cân bằng số lượng về trống và mái, cũng có thể cá trống nhiều hơn cá mái. Cá chép Koi thường đẻ vào ban đêm và buổi sáng sớm, khi đẻ, cá trống luôn bám đuôi và thúc vào hông cũng như phần bụng cá mái. Bể để cá đẻ thường không quá sâu và rộng rãi để có thể bắt cá bố và cá mẹ ra ngoài sau khi cá đẻ. Cá mái ở độ tuổi từ 2-3 năm thường cho khoảng 150 đến 200 ngàn trứng mỗi lần đẻ.
Trứng của cá Koi là trứng dính, nên sau khi đẻ trứng thường dính vào cá giá thể, người ta thường dùng lá lục bình hay vải lưới cắt thành từng mảng thả vào. Nếu bể rộng, nhiều giá thể, cá vận động nhiều thì sẽ đẻ được nhiều trứng, và cá trứng dính ít lại với nhau, ngược lại thì trứng cá sẽ dễ bị hư. 
Sau khi cá cái đẻ xong, cá đực bơi theo sau và thụ tinh lên trứng. Sau 40-50 giờ thì trứng nở thành cá bột. Do thời gian nở rất lâu nên nếu nước trong bể ấp không sạch( chứa nhiều vi khuẩn bám trên giá thể, nước chưa được xử lý...) hoặc do nhiệt độ nước thay đổi không phù hợp thì các trứng không được thụ tinh sẽ bị hư thối, có thể lây lan đến các trứng tốt. Sau khi tiêu thụ hết noãn hoàn thì cá 2 ngày tuổi có thể ăn được những thức ăn nhỏ và mịn.
Ca-chep-Koi-bot-2-ngay-tuoi
Cá chép Koi bột sau 2 ngày tuổi có thể ăn được thức ăn

Trên đây là một số kiến thức tìm hiểu được qua sách vở, tài liệu trên Internet. Trên thực tế, chỉ có những nghệ nhân nuôi cá chép, các chuyên gia mới có thể ép cho cá chép Koi sinh sản một cách tự nhiên được. Chúc các bạn thành công trong việc cho cá chép Koi sinh sản.


Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Cá chép Koi : Một trong mười loài động vật sống "dai" nhất quả đất

Ở bài đăng hôm nay, tôi sẽ dẫn chứng cho các bạn một trường hợp đặc biệt để chứng minh rằng cá chép Koi có tuổi thọ rất mãnh liệt, và chúng được xếp vào một trong mười loại động vật sống thọ nhất thế giới hiện nay.
Như chúng ta đều biết, đất nước Nhật Bản nổi tiếng với truyền thống vượt khó và tuổi thọ người dân luôn luôn cao so với các nước trên thế giới. Trong đó, cá chép Koi cũng " thừa hưởng" những thuộc tính đó của xử sở mặt trời mọc .
Theo một số liệu thống kê, tuổi thọ trung bình của cá chép Koi độ khoảng từ 20-50 tuổi. Tuy nhiên, một trường hợp đặc biệt đã giúp cho loài cá chép này được xếp vào một Cá chép Koi trong mười loại động vật thọ nhất hành tinh đó là trường hợp của chú cá chép Hanako đã vượt bậc với tuổi thọ lên đến 226 tuổi.
HanaKo là giống cá chép thường sống ở các đền thờ ở Nhật. Thông thường, cá chép Koi chỉ sống ở độ tuổi 50, cũng có một vài trường hợp sống trên 100 tuổi, nhưng trường hợp của HanaKo là nổi bật hơn hết.
Ca-chep-Koi-HanaKo
Cá chép HanaKo sống thọ tới 226 tuổi tại Nhật

Theo nghiên cứu, chú cá chép này sống từ năm 1751 và chết vào ngày 17/7/1977. 
Giống như cách tính số tuổi của cây dựa vào vân gỗ, dựa vào vảy, người ta xác định số tuổi của cá chép Hanako. 





Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Cách phân biệt cá chép Koi Nhật "xịn" với "dỏm"

Ở bài đăng hôm nay, tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản để có thể phân biệt được giữa cá chép Koi Nhật và cá chép lai bình thường.
Cá chép Koi Việt Nam và của Trung Quốc là giống với cá chép nguyên thủy trong khi Koi Nhật và Koi Pháp có phần hông ngắn và đầu hơi gù và điều đáng chú ý hơn hết là chỉ có Koi Nhật chính thống mới có màu đỏ như máu và đỏ ớt, còn những giống Koi lai còn lại chỉ có màu cam và đỏ lợt, màu sắc của cá Koi Nhật đặc biệt rực rỡ, với đường viền rõ nét, cùng với những mảng màu lớn và đều hai bên hông.
Ca-chep-Koi-Nhat-chinh-thong
Cá chép Koi Nhật chính thống có màu đỏ đậm và đều
Và thêm đây là một số đặc điểm phân biệt khác :
Về thân hình : Nhìn từ trên xuống, cá Koi mập hơn đặc biệt là phần đầu và vai.
Cá Koi có cặp râu dài hơn cá chép thường.
Vây ngực của cá Koi ( không phải chính thống 100%) đặc biệt rất dày và đục ( ánh sáng mặt trời không thể xuyên qua nhiều) trong khi của cá chép thường thì nhỏ hơn và trong suốt.
Cá Koi có thân hình dài hơn, con trưởng thành có thể dài đến cả mét. 
Mắt và vảy của cá Koi lớn hơn cá chép thường.
Về màu sắc : Cá chép thường có màu nhợt nhạt, các đốm màu không sặc sỡ và rõ ràng, màu đỏ không tươi. Trong khi cá chép Koi có màu đỏ rực rỡ, màu đen óng, lan rộng trên khắp thân cá. Ranh giới giữa 2 màu trên cơ thể cá không bị lem luốc hay mờ nhạt. 
Ca-chep-Koi-voi-mau-vang-ong
Cá chép Koi với màu vàng óng trên lưng.

Về giá trị của cá :
Cá chép Koi "thông minh" hơn hẳn cá chép thường. Cá có thể nhận diện được chủ, người hay cho chúng ăn, trong khi cá chép thì thường "phớt lờ" cả chủ.
Cá chép thường bị cho lai nhiều để tạo ra những giống cá có giá trị hơn, trong khi cá chép Koi càng lai tạo thì càng mất đi giá trị ban đầu.
Cá chép thường khỏe hơn, mạnh hơn, trong khi cá chép Koi rất khó để nuôi.
Cuối cùng là về giá tiền : cá chép Koi chính thống chắc hẳn sẽ "đắt" hơn cá chép thường.
Ca-chep-thuong-mau-khong-dep
Cá chép thường có màu sắc không được tươi.
Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẽ để giúp người chơi phân biệt được cá chép Koi thật và dỏm. Chúc các bạn thành công.




Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cá chép Koi : Giới thiệu về tiêu chuẩn chọn cá đẹp

Ở bài đăng hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn tiêu chuẩn cho một chú cá chép Koi đẹp là như thế nào cũng như giới thiệu đến người đọc một số loại cá chép Koi quý hiếm ở Nhật.
Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về tiêu chuẩn của một con cá chép đẹp : trước tiên, chúng ta quan sát từ đầu đến đuôi để xem vóc dáng của chú cá như thế nào. Ngoài màu sắc nổi bật, lộng lẫy thì độ mập, ốm của cá cũng rất quan trọng. Những con cá chép Koi đẹp thường không quá béo và cũng không quá gầy, nó sở hữu một thân hình giống như cuộn chỉ, có nghĩa là kích thước từ ngực phải thon gọn cho đến đuôi.
Yếu tố thứ hai đó là vẻ đẹp màu sắc của vảy cá. Ở Nhật, giống cá chép có tên là Kohaku nổi tiếng với lớp vẩy đan xen giữa 2 màu cơ bản trắng đỏ. Giống cá chép này rất được người dân xứ sở mặt trời mọc yêu thích vì sữ kết hợp giữa 2 màu trắng đỏ tượng trưng cho sự may mắn và đó cũng là biểu tượng của quốc kỳ của đất nước này.
Ca-chep-Koi-KohaKu-trang-do
Cá chép Koi Kohaku biểu tượng may mắn của người Nhật
Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến cá chép Taisho Sanke giống cá này có đặc điểm đó là có thêm những chấm bi đen nhỏ xen kẻ vào hai màu trắng đỏ chủ đạo.
Ca-chep-Koi-Sanke
Cá chép Taisho Sanke với những chấm đen cách điệu
Một yếu tố quan trọng khác để đánh giá vẻ đẹp của cá chép Koi đó là râu của nó. Râu cá phải dài và đều nhau hai bên, nếu một con cá chép có râu bị đứt hoặc bị dị tật thì giá trị của nó sẽ bị giảm sút đáng kể.
Tóm lại, một chú cá chép Koi đẹp phải đáp ứng đủ cả ba yếu tố trên. Màu sắc đẹp, thân hình cân đối và râu dài, đều nhau. Ở Nhật, cá đã trở thành biểu tượng, một phần nền tảng của cuộc sống người dân, mang nhiều ý nghĩa văn hóa tốt đẹp.
Ca-chep-rau-dai-va-deu
Cá chép có râu dài và đều nhau là một chú cá chép đẹp





Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Cá chép Koi và tác dụng của muối NaCl trong hồ cá.

Xin chào các bạn, bài đăng hôm nay tôi xin giới thiệu một số tác dụng mà có thể chúng ta không ngờ tới của muối NaCl đối với hồ cá chép Koi của chúng ta.
Tác dụng đầu tiên có thể nói đến đó là khả năng diệt ký sinh trùng của muối. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia về cá cảnh, muối NaCl có thể diệt được 7 trong số 9 các loại ký sinh trong hồ cá.
Muoi-Nacl-doi-voi-ca-chep-Koi
Muối NACL rất tốt cho cá cảnh
Đa số các loài cá cảnh đều có nồng độ muối trong cơ thể là 1%. Việc chúng ta cho muối NaCl vào hồ cá sẽ giúp cá làm giảm áp lực thẩm thấu làm cho nước có thể chuyển độ mặn thấp hơn và các mô và các tế bào trên cơ thể cá. Điều này giúp cá có thể tiết kiệm được năng lượng trong việc đào thải nước dư thừa. Nguồn năng lượng mà cá chép Koi tiết kiệm được có thể được sử dụng cho hệ thống miễn dịch giúp cá có thể chống lại bệnh tật, tăng cường sức đề kháng của cơ thể cá.
Theo số liệu thống kê khác, nếu nồng độ muối trong khoảng từ 0,3-0,5% sẽ làm phá vỡ sự cân bằng thẩm thấu của một số loại ký sinh trùng, tức là tế bào ký sinh trùng sẽ bị mất nước. Nồng độ muối 0,3% rất có ích trong việc dùng để giải độc nitrit và nồng độ 0,25% hoặc cao hơn được sử dụng để kiểm soát hoạt động của tảo chuỗi. Tuy nhiên, lượng muối NaCl quá lớn có thể gây hại cho các loại cây thủy sinh trong ao cá Koi.
Việc sử dụng muối NaCl đúng cách, đủ nồng độ sẽ giúp cho cá tăng sức đề kháng, giúp diệt các vi khuẩn ký sinh giúp đàn cá chép Koi của chúng ta sống tốt và kháng lại bệnh tật.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Cá chép Koi : Hệ thống lọc nước cho cá

Bài đăng hôm nay, tôi xin phép được giới thiệu cho các bạn hệ thống lọc và máy tạo oxy để đàn cá chép Koi của chúng ta có thể thích nghi tốt với môi trường nước tại nhà.
Đây là một hệ thống lọc nước cho hồ cá rộng.
He thong loc nuoc ca chep Koi
Sơ đồ hệ thống lọc nước cho hồ cá lớn
Chúng ta sẽ có thể dễ dàng hình dung như sau :
(1) Ở vị trí này, nước sẽ được hút từ hồ cá của chúng ta vào bể lọc nước.
(2) Sau đó, nước sẽ được xử lý qua 3 ngăn chứa như sau :
Đầu tiên, nước sẽ tràn vào ngăn A của bể lọc, qua một lớp đá và sỏi giúp tạo vi sinh vật tốt, sau đó khi nước hồ ở ngăn A đầy thì sẽ tràn vào ngăn B, đây là ngăn lọc chính của bể : bao gồm các loại giấy lọc sẽ được sắp xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Cuối cùng, sau khi nước thầm đầy ngăn B qua các lớp giấy lọc thì sẽ tràn vào ngăn C ( lúc này nước đã được lọc sạch hoàn toàn), sau đó sẽ có một máy bơm nhỏ trong ngăn C bơm nước ngược trở lại vào hồ cá .(5)
Khoảng cách ở vị trí số  (4) cho chúng ta thây chiều sau của bể lọc so với hồ. Ngoài ra, chúng ta còn có một ống thoát nước ở vị trí số (3) trong trường hợp mực nước trong hồ cá quá cao so với bể lọc ( vì lý do trời mưa lớn hay ngập nước)

Trên đây là một hệ thống lọc và thổi oxy cơ bản cho một hồ cá cảnh lớn. ngoài ra, người chơi cá còn có thể bỏ thêm một số chi phí để trang bị thêm đèn Laser diệt khuẩn cực tốt đối với nước bẩn và chứa tạp chất.
Chúc các bạn thành công dối với đàn chép Koi của mình nhé.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Cá chép Koi: Một số khó khăn vấp phải khi mới bắt đầu chơi.

Bài đăng hôm nay, tôi xin trình bày về một số khó khăn nhìn chung khi nuôi cá chép Koi tại nhà , từ đó đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã đúc kết và rút ra được.
- Đầu tiên, phải nói đến môi trường nước. Bất cứ loại cá cảnh nào, môi trường nước rất quan trọng. Khi đem cá về nhà , chúng ta cần kiểm tra độ pH của hồ, cũng như đo nhiệt độ hồ nước. Ngoài ra, cần để nước hồ từ 5-7 ngày để nước lắng bớt tạp chất Clo ( rất gây hại cho cá). Có thể cho muối hột vì muối có khả năng sát khuẩn và giúp cá tiết chất trong cơ thể ra để thích nghi với nước.
- Thứ hai, phải kể đến đó là điều kiện về hồ lọc và máy oxy. Đối với một số hồ kính thì chúng ta có thể dễ dàng trang bị những thiết bị này. Nhưng đối với những hồ xi măng ngoài trời có dung tích lớn ( 3,4 khối) thì việc sử dụng các loại máy này cũng khó khan và chi phí khá cao.
Giải pháp cho  chúng ta đó là  cần cân nhắc về  tài chính khi muốn tiếp tục theo đuổi việc chơi cá chép Koi. Vì đối với chúng, máy oxy và hệ thống lọc nước là cực kỳ cần thiết.
- Cuối cùng, theo tôi, khó khăn của chúng ta đó là việc bảo đảm sự ổn định của hồ nuôi và sức khỏe của cá. Việc bệnh tật là điều không thể tránh khỏi khi nuôi cá. Vì thế khi có triệu chứng thì chúng ta nên tim đến những chuyên gia về cá cảnh để có thể phòng bệnh kịp thời cho cá. Bên cạnh đó, việc thay nước, vệ sinh hồ lọc cần được thực hiện định kỳ và theo một thời gian biểu định sẵn.
Trên đây là một số khó khăn vấp phải khi bắt đầu chơi cá cảnh được tôi rút ra trong quá trình nuôi. Hy vọng sẽ hữu ích cho những người có hứng thú với cá cảnh, đặc biệt là cá chép KoiChúc các bạn nuôi cá thành công.
Cá chép Koi khỏe mạnh tùy thuộc vào sự đầu tư về thời gian của người chơi.






 
Hình ảnh cá chép Koi tại nhà Admin